Cũng theo báo cáo, các mẫu iPhone 14 và iPhone 14 Max sẽ sử dụng chip A15 Bionic của iPhone 13, nhưng được nâng cấp RAM lên 6GB thay vì 4GB như hiện tại.
Mặc dù ý tưởng ra mắt iPhone mới sử dụng chip cũ có vẻ kỳ quặc nhưng đây không phải lần đầu tin đồn về việc này xuất hiện trên mạng.
Ngay sau khi nhà phân tích Ming-Chi Kuo chia sẻ báo cáo tương tự vào tháng 3, 9to5Maccũng nhận được thông tin từ các nguồn độc lập cho rằng chỉ có iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max được trang bị chip mới.
Nguyên nhân dẫn tới điều này vẫn chưa rõ ràng nhưng các nhà phân tích tin rằng lý do chính là sự thiếu hụt chip đã và đang ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp toàn cầu. Vì thế, Apple sẽ dành toàn bộ chip mới cho các mẫu iPhone 14 bản cao cấp.
Trong một ấn bản tháng 4, nhà báo Mark Gurman của Bloomberg cũng đồng ý rằng các mẫu iPhone 14 tiêu chuẩn sẽ dùng chip A15 của năm ngoái hoặc một biến thể của nó.
Gurman cho rằng, ngoài việc cố gắng làm cho các phiên bản cao cấp trở nên nổi bật, tình trạng thiếu chip có thể đã góp phần khiến Apple quyết định giới hạn chip mới cho các mẫu iPhone 14 Pro. Điều này sẽ khác với chiến lược hiện tại của Apple là trang bị cho tất cả các iPhone mới cùng một con chip. Như việc iPhone 13 mini, iPhone 13, iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max đều được trang bị cùng một chip A15.
Đầu tuần trước, nguồn tin từ ShrimpApplePro tiết lộ, chip A16 Bionic dành cho các mẫu iPhone 14 Pro sẽ được sản xuất trên quy trình tương tự như A15 Bionic của iPhone 13, khiến hiệu năng chip A16 mới nhất của Apple cũng sẽ không mạnh hơn bao nhiêu so với A15.
Hải Phong(tổng hợp)
" alt=""/>Chỉ có iPhone 14 Pro được trang bị chip A16 mới nhấtTrẻ nào cũng bị viêm amidan, vấn đề là mức độ, tần suất nhiều hay ít. Vì thế, nói "có trẻ không bị viêm amidan" là không chính xác bởi đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ trẻ khi tiếp xúc với môi trường xung quanh có vi trùng.
Tuỳ phản ứng, đề kháng của cơ thể sẽ có các mức và tần suất viêm amidan kháng nhau. Cơ địa của trẻ cũng là vấn đề. Người ta thấy ở trẻ thừa cân, béo phì, tổ chức lympho phát triển nhiều, hiện tượng viêm amidan cũng nhiều hơn.
Ở trẻ nhỏ, các đợt viêm cấp ở vùng mũi họng thường là viêm VA hoặc viêm amidan. Những tổ chức này nằm trong vùng họng khiến họng đỏ lên. Khi viêm amidan, bác sĩ khám trụ amidan thấy đỏ và khối amidan sưng phồng to, có thể có mủ hoặc giả mạc trên amidan. Nếu bị viêm họng (mãn tính, cấp tính) có thể nổi hạt, họng đỏ, không có biểu hiện sưng phồng của amidan.
Lý do có trẻ viêm amidan và tự thoái lui, không để lại biến chứng; tuy nhiên lại có trẻ có nhiều biến chứng phụ thuộc vào việc điều trị ban đầu, cơ địa, đề kháng của trẻ.
Khi trẻ viêm amidan cấp, cần điều trị kháng sinh đúng, nâng đỡ tổng trạng để sức đề kháng trẻ tăng lên, đẩy lui đợt viêm cấp. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ uống thuốc 1 đến 2 ngày lại ngưng thì vi trùng, vi khuẩn sẽ có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, gây áp xe amidan, dẫn đến hiện tượng viêm tấy tái diễn nhiều lần.
Tình trạng tái viêm cũng phụ thuộc sức đề kháng hay cơ địa của trẻ. Nếu sức đề kháng tốt thì đợt viêm cấp lui nhanh. Những người trào ngược thực quản dạ dày thì dễ bị viêm họng, viêm amidan nhiều hơn.
Những biến chứng của trẻ khi bị viêm amidan như:
Biến chứng viêm cấp tính: Trẻ sưng, đau, sốt, amidan có mủ, đau họng, không ăn uống được trong các đợt cấp. Nhiều trẻ miệng hôi, khó nuốt, thậm chí nghỉ học.
Biến chứng mãn tính, trẻ có những đợt viêm amidan quá phát gây triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy khi ngủ. Điều này do amidan quá phát, lớn gây bít họng trẻ, khiến trẻ ngủ có những đợt ngáy rất to, thậm chí ngưng thở, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ.
Ngoài ra, trẻ mắc viêm amidan có thể có biến chứng viêm đường hô hấp dưới do viêm mủ, viêm khí phế quản; biến chứng do nhiễm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A gây viêm cầu thận cấp, nặng hơn có thể gây thấp khớp, thấp tim...
Một chỉ định cắt amidan đúng giúp trẻ có khoẻ mạnh hơn. Vậy khi nào trẻ nên cắt bỏ amidan?
Tất cả những trẻ có đợt viêm amidan cấp tính với biểu hiện sốt, đau họng, viêm amidan đỏ giả mạc thì cần điều trị nội khoa. Trẻ có thể uống thuốc, nếu nặng hơn như viêm tấy thành họng có thể tiêm thuốc.
Chỉ định cắt amidan được đưa ra với những trẻ:
- Amidan quá to, bít tắc nghẽn đường thở, gây triệu chứng ngáy hay ngưng thở khi ngủ;
- Biến chứng viêm thường xuyên đường hô hấp dưới như viêm khí phế quản;
- Nghi ngờ ung thư;
- Xuất huyết amidan;
- Có triệu chứng sốt lạnh run nghi ngờ nhiễm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, gây biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim…
- Tần suất bị: Trẻ viêm amidan trên 6 đợt viêm trong 1 năm; bị 5 đợt viêm/năm nhưng liên tiếp trong 2 năm; bị 3 đợt viêm/năm liên tiếp 3 năm; trẻ nghỉ học trên 2 tuần trong đợt viêm nặng;
- Trẻ hôi miệng dù hết đợt viêm amidan cấp nhưng vẫn có mủ mãn tính; viêm nhưng điều trị kháng sinh không hết, vẫn đau họng, áp xe, nuốt nghẹn, nuốt vướng…
Amidan khi không viêm nhiều vẫn có chức năng bảo vệ cơ thể. Khi viêm quá nhiều, bản thân amidan là ổ vi trùng tồn tại trong họng, lâu lâu lại bùng phát, ảnh hưởng toàn thân; lúc đó amidan không còn chức năng bảo vệ, ngược lại lại có hại cho cơ thể. Những trường hợp này cần cắt amidan. Chưa có tài liệu nào chứng minh cắt amidan là có hại cho sức khoẻ.
Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã tương đối đầy đủ. Theo đó, các sở, ngành thành phố vận dụng tối đa các chế định hiện có, phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu, báo cáo UBND thành phố ban hành văn bản cá biệt để chỉ đạo, điều hành (nhưng vẫn phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện) đối với một số tình huống cụ thể.
Trước đó, vào giữa tháng 12/2022, UBND TP Hà Nội lấy ý kiến nhân dân để hoàn thiện quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn. Theo dự thảo, đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư do Nhà nước trực tiếp thực hiện thì hệ số bồi thường bằng 1 lần so với diện tích căn hộ cũ. Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư không thuộc sở hữu nhà nước, thì hệ số bồi thường không vượt quá 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ ghi trong sổ đỏ.
Hiện việc tính hệ số K khi xây dựng, cải tạo chung cư cũ được thành phố áp dụng theo Quyết định 48/2008. Không phân biệt căn hộ nhà nước hay xã hội hóa, chung cư cũ khi xây lại đều có chung hệ số K là 1,3, nhân với hệ số chuyển tầng. Căn hộ cũ ở tầng 1, khi xây mới nếu ở tầng 2 sẽ có hệ số chuyển tầng là 0,1 và cứ lên thêm một tầng tăng 0,1 cho đến mức tối đa 0,5 (từ tầng 6 trở lên).
Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội dự kiến cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ gồm: 6 khu có tính khả thi cao Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân; và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D là Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp.
Hà Nội yêu cầu UBND các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy khẩn trương thực hiện di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D, hoàn thành chậm nhất trong quý I/2023; khảo sát hiện trạng, kiểm định, lập quy hoạch, hoàn thành chậm nhất trong quý II/2023; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án trong quý III/2023.
Được biết, thành phố đã kiểm định xong 126 nhà chung cư cũ; đánh giá, phân loại cụ thể 19 ý tưởng quy hoạch do các nhà đầu tư đề xuất; 14/15 quận, huyện có chung cư cũ thành lập Ban chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại, ban hành kế hoạch để triển khai...